Tủ điện, tủ điều khiển được sử dụng hầu hết cho các nhà máy, nhà xưởng, khu công nghiệp, trung tâm thương mại… những nơi có hệ thống điện 3 pha. Tủ điện có thể lắp đặt ở trong nhà, ngoài trời và các môi trường biển, vì vậy việc thiết kế lắp đặt cần đảm bảo các tiêu chuẩn ở những môi trường khác nhau. Các đơn vị chuyên thiết kế thi công, lắp ráp tủ điện, tủ điều khiển cần phải khảo sát và đảm bảo các tiêu chí sử dụng.
Tầm quan trọng của việc lắp đặt tủ điện, tủ điều khiển
Tủ điện là loại tủ không thể thiếu trong các công trình công nghiệp và dân dụng. Trong đó, tủ điện, tủ điều khiển thường to hơn so với loại tủ sử dụng trong gia đình. tủ điện, tủ điều khiển thường được làm từ tấm kim loại hoặc vật liệu composite với kích thước và độ dày đa dạng.
Tủ điện gồm tổ hợp của nhiều thiết bị với các chức năng khác nhau như rơ le điện, aptomat, dây dẫn, bảng mạch điện,… Việc lắp đặt tủ điện đem đến nhiều lợi ích hữu ích như:
- Bảo vệ cho các thiết bị đóng cắt điện khỏi các tác nhân gây hại
- Đảm bảo cách ly dòng điện với người dùng trong quá trình vận hành
- Truyền tải phân phối điện cho cả công trình
Tủ điện có tầm quan trọng rất lớn cho toàn bộ công trình. Vì vậy, việc lắp tủ điện, tủ điều khiển đòi hỏi phải đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Như vậy, sự an toàn của con người và tính ổn định của hệ thống điện mới được bảo đảm.
Quy trình lắp đặt tủ điện, tủ điều khiển
Khi nhận yêu cầu lắp đặt tủ điện, tủ điều khiển, Kỹ Thuật AEM Đại Nam luôn thực hiện theo các bước cơ bản dưới đây. Điều này có thể giúp khách hàng yên tâm khi đặt niềm tin khi lựa chọn đơn vị thi công:
- Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng về loại tủ điện cần lắp đặt như tủ hạ thế, tủ điều khiển, tủ phân phối, tủ tụ bù…
- Bước 2: Báo giá gói thi công hay lắp đặt tủ điện với list thiết bị, nhân công cụ thể.
- Bước 3: Thiết kế bản vẽ tủ điện cũng như lên danh sách các vật tư, linh kiện cần có để lắp đặt tủ.
- Bước 4: Tiến hành gá các thiết bị đã chuẩn bị vào bên trong tủ điện theo đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn, ổn định.
- Bước 5: Dán tên các loại thiết bị điện trong tủ để giúp việc kiểm tra, giám sát được thuận tiện hơn.
- Bước 6: Tiến hành lắp ráp thanh cái đồng và thực hiện việc đấu nối các mạch động lực trong tủ điện.
- Bước 7: Thực hiện đấu nối các mạnh điều khiển ở trong tủ
- Bước 8: Kiểm tra nguội các chi tiết trong tủ sau khi đã đấu nối và lắp ráp hoàn thiện.
- Bước 9: Kiểm tra khả năng chạy đơn và liên động không tải của tủ điện sau khi lắp đặt.
- Bước 10: Vệ sinh sạch sẽ tủ điện, tủ điều khiển 3 pha
- Bước 11: Bàn giao tủ cho khách hàng nghiệm thu.
Quy trình lắp đặt tủ điện, tủ điều khiển cơ bản như trên, để quý khách tham khảo. Tuy nhiên trong quá trình hợp tác sẽ còn nhiều khâu chúng tôi sẽ cần trao đổi nhiều hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho 2 phía, giúp tiến độ có thể nhanh nhất.
Kỹ Thuật AEM Đại Nam lắp tủ điện, tủ điều khiển theo yêu cầu
Khi cần lắp tủ điện, tủ điều khiển quý khách có thể liên hệ đến Kỹ Thuật AEM Đại Nam. Chúng tôi không luôn không ngừng nỗ lực để mang đến cho khách hàng những lợi ích hấp dẫn và giải pháp thiết thực nhất, đảm bảo đáp ứng kịp thời cho công trình.
- Khách hàng được hỗ trợ với bảng giá tốt nhất, chính sách khuyến mãi hấp dẫn.
- Kỹ Thuật AEM Đại Nam cam kết KHÔNG phát sinh phụ phí ngoài bảng giá với các hạng mục lắp đặt đã chốt với khách hàng.
- Có giải pháp lắp đặt nhanh chóng, đảm bảo chất lượng, an toàn và tiện lợi khi sử dụng
- Hỗ trợ nhanh, bàn giao tủ đúng tiến độ
- Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao, tận tình, vui vẻ trong quá trình phục vụ khách hàng
- Chính sách bảo hành đáng tin cậy, hỗ trợ sau lắp đặt nhanh chóng, uy tín.
Để có thể sử dụng tủ điện chất lượng, giải pháp sử dụng vận hành lâu dài hiệu quả cho công trình; khách hàng có thể chọn Kỹ Thuật AEM Đại Nam. Chúng tôi thi công lắp đặt các loại tủ điện, tủ điều khiển cho rất nhiều khách hàng lớn nhỏ trong nhiều năm. Vì vậy, chắc chắn với đội ngũ chuyên môn hoá, chất lượng phục vụ cũng như giá cả đưa ra sẽ khiến mọi khách hàng không thể không hài lòng khi lựa chọn hợp tác.